Hãy hình dung tình huống này. Cuối buổi chiều và bạn đã mệt mỏi. Bạn có
một cuộc hẹn quan trọng và buổi tối hôm đó, thế là bạn quyết định dành
một giờ chợp mắt. Thay vì đặt đồng hồ báo thức, bạn nhờ một người bạn
đang ghé chơi đánh thức bạn dậy trong vòng một giờ nữa. Anh ta đồng ý.
Hai giờ sau, người bạn đánh thức bạn dậy. Bạn hỏi: “Sao anh không gọi
tôi dậy một giờ trước?” Anh ta đáp rằng anh nghĩ bạn yêu cầu anh đánh
thức bạn sau hai giờ và anh đã làm điều đó. Sau đó bạn phải hối hả và
chuẩn bị nhanh chóng, tự lầm bầm rằng lẽ ra mình nên đặt đồng hồ báo
thức hơn là nhờ người bạn đánh thức. Nếu bạn làm như thế, bạn hẳn đã
không phải vội vã như thế này.
Kết luận của bạn là đúng. Bạn đã phân tích những gì xảy ra qua cách thức
bạn đã hành động. Việc người bạn của bạn không đánh thức bạn dậy đúng
giờ là do sự hiểu sai. Anh ta đã không nghe bạn chính xác hoặc là bạn đã
nói nhầm.
Như chúng ta đã đề cập ở phần trước, đổ lỗi cho người khác hay cho chính
mình chẳng có tác dụng gì. Nếu nhìn tình huống từ quan điểm của cá nhân
thì tự chịu trách nhiệm luôn luôn tốt hơn đổ lỗi cho mình hay người
khác. Thế thì làm thế nào bạn “chịu trách nhiệm” tốt nhất trong tình
huống này? Câu trả lời được tìm thấy trong tư duy những phương pháp.
Giáo sư W.Edwards Deming là nhà thống kê người Mỹ, vốn được coi là người
đã mang những phương pháp chất lượng vào Nhật. Trước khi ông đến Nhật
vào năm 1950, nhãn hiệu “made in Japan” đồng nghĩa với chất lượng kém.
Giờ đây cũng nhãn hiệu “made in Japan” nhưng đồng nghĩa với chất lượng
cao.
Vậy giáo sư Deming đã dạy người Nhật những gì khiến họ làm nên một sự
khác biệt như thế với chất lượng của sản phẩm của họ? Câu trả lời khá
đơn giản nhưng sâu sắc. Dựa trên những năm phân tích thống kê, Deming có
thể xác nhận rằng 94% những thất bại không phải bởi vì người ta không
muốn làm tốt mọi công việc. Sự thật là hầu hết mọi người ai cũng muốn có
một công việc tốt.
Vậy thì, đâu là nguyên nhân nếu không phải là con người?
Đó là phương pháp. Phương pháp đã thất bại trong 94% các trường hợp, chứ không phải con người.
Nếu bạn đã từng không kiếm được tiền trong một dự án kinh doanh và tự
trách mình, có lẽ tốt hơn là bạn nên suy nghĩ lại căn nguyên của vấn đề.
Khả năng tạo ra sự tự do tài chính phụ thuộc vào phương pháp bạn đang
sử dụng.
Nhà triêu phú tiến bộ tìm kiếm các phương pháp thành công trước khi họ
khởi động những phương tiện kiếm tiền của mình. Sử dụng phương pháp
thích hợp cho bạn lực đòn bẩy khổng lồ.
Đây là cốt lõi của việc tư duy các phương pháp.
Hệ Thống Tập Đoàn Sàn Trực Tuyến - STT Group
Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012
Phương Pháp Để Trở Thành Triệu Phú - Bước 1: Tư duy các phương pháp
Bí quyết tay trắng thành triệu phú - Bi Quyet Cua Nguoi Tay Trang Lam Nen Trieu do
Nghĩ và Làm Giàu - Suy nghĩ & làm giàu (Tư duy làm giàu) - Napoleon Hill
Đọc nhiều
-
Một trong những nguyên nhân khiến người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo, còn giới trung lưu thì thường mắc nợ chính là vì ...
-
Ngày xưa, có một nhóm ếch… có ý định chạy đua. Chúng muốn đua cùng trèo lên một đỉnh tháp rất cao. Có rất nhiều khán giả đến xem ...
-
Lại là một câu chuyện ngụ ngôn kinh điển nữa,nhưng ở đây câu chuyện dân gian được nhìn dưới góc độ của một nhà quản lý doanh nghiệp trê...
-
Bản đồ tư duy của Tony Buzan đã quá nổi tiếng với tất cả chúng ta. Tầm ảnh hưởng của nó vào cuộc sống và công việc là hết sức to lớn và...
-
Để xuất bản một cuốn sách tại Việt Nam phải qua một số khâu. Điều quy định bắt buộc là cuốn sách đó phải được cấp phép của một nhà xuất bả...
-
Người giàu tin tưởng tôi tạo ra cuộc sống của tôi. Người nghèo tin tưởng "số tôi như vậy". ...
-
CON THỎ VÀ CON VẸT Trong một khu rừng nọ, có một con vẹt và một con thỏ sống chung với nhau. Ngày ngày thỏ vẫn cặm cụi đi kiếm ...
-
Jim Rohn được mệnh danh là huyền thoại đào tạo về con người. Những diễn giả nổi tiếng nhất thế giới bây giờ như Anthony Robbins, T.Harv. E...
-
Cảm Nhận của Nguyễn Ngọc Hân Chi ĐẮC NHÂN TÂM - Để cho tới đâu cũng...
-
Để xuất bản một cuốn sách tại Việt Nam phải qua một số khâu. Điều quy định bắt buộc là cuốn sách đó phải được cấp phép của một nhà xuất bản...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét